Hướng dẫn cách test màn hình máy tính – màn hình laptop

Hướng dẫn cách test màn hình máy tính  –  màn hình laptop

Duy Quang Computer xin hướng dẫn đến các bạn cách kiểm tra màn hình máy tính laptop

Kiểm tra Màn hình máy tính laptop  rất đơn giản chỉ là kiểm tra độ phân giản  và chế độ hiển thị của màn hình

Bước 1 : Kiểm tra độ phân giản màn hình

1 Nhấp phải vào màn hình của bạn. Đây là cách nhanh nhất để truy cập thiết lập màn hình của bạn

2 Chọn “Screen resolution” (Độ phân giải màn hình) với Windows 8 và 7, “Personalize” (Cá nhân hóa) với Vista và “Properties” (Thuộc tính) với XP. Trình đơn thiết lập màn hình sẽ được hiển thị.

  • Windows Vista: Nhấp vào tùy chọn “Display Settings” (Thiết lập màn hình) trong trình đơn Personalization (Cá nhân hóa).
  • Windows XP: Sau khi chọn “Properties”, nhấp vào thẻ “Settings” (Thiết lập)

 

 

3 Chọn màn hình đang hoạt động (nếu cần). Ở đây, bạn hãy chọn màn hình mà bạn đang muốn kiểm tra độ phân giải. Nhấp vào nút Identify (Nhận dạng) để hiển thị thông số cho từng màn hình, nhờ đó xác định đúng màn hình mà bạn muốn chọn.

Nếu chỉ có một màn hình thì bạn có thể bỏ qua bước này

 

4 Ghi lại độ phân giải hiện tại. Độ phân giải hiện tại sẽ được hiển thị trên thanh trượt hay trình đơn xổ xuống “Resolution” (Độ phân giải).

 

 

5 Kiểm tra xem đó có phải là độ phân giải khuyên dùng – “Recommended”. Độ phân giải được khuyên dùng là độ phân giải tự nhiên của màn hình. Với nó, bạn sẽ có được hình ảnh rõ nét nhất.

  • Windows Vista và XP không hiển thị độ phân giải khuyên dùng. Bạn cần tham khảo hướng dẫn sử dụng màn hình để xác định thông số này. 

 

 

6 Thay đổi độ phân giải bằng thanh trượt. Nhấp vào trình đơn thả xuống “Resolution” trong Windows 7 và 8, một thanh trượt sẽ xuất hiện. Khi dùng độ phân giải khác với độ phân giải khuyên dùng, bạn sẽ thu được hình ảnh mờ, bị kéo giãn/bị vỡ.

  • Việc chọn độ phân giải thấp hơn sẽ làm tăng kích thước đối tượng trên màn hình.
  • Nếu không biết độ phân giải tự nhiên của màn hình, bạn có thể đặt nó về tùy chọn khả thi cao nhất để có được hình ảnh rõ nét nhất.   

 

7 Nhấn Apply (Áp dụng) sau khi thay đổi thiết lập. Màn hình có thể sẽ tắt hoặc bập bùng đôi chút trước khi hiển thị với độ phân giải mới. Bạn sẽ được yêu cầu xác nhận giữ nguyên thay đổi hay về lại với thiết lập ban đầu. Nếu bạn không đưa ra lựa chọn, sau 15 giây, hình ảnh sẽ tự động chuyển đổi về thiết lập cũ.

  • Nếu muốn lưu thay đổi, bạn hãy nhấn Keep changes(Giữ thay đổi).
  • Nếu không thấy được gì sau khi thay đổi thiết lập, bạn chỉ việc chờ để màn hình chuyển đổi về thiết lập ban đầu.

Bước 2 : Kiểm tra bằng phần mềm Dead Pixel Locator

Đây là một phần mềm miễn phí, có dung lượng nhẹ hỗ trợ người dùng kiểm tra điểm chết trên màn hình LCD, Plasma.

Hệ điều hành hỗ trợ Windows.

Link tải phần mềm tại đây.

Dung lượng 183 KB.

Bước 1: Sau tải và cài đặt xong, bạn hãy mở phần mềm lên.

Bước 2: Bạn hãy kích lần lượt vào các màu và kiểm tra xem màn hình có điểm chết nào không, có điểm nào có màu khác màu bạn đang chọn không.

Kiểm tra màn hình laptop có điểm chết không.

Màn hình sẽ hiễn thị chỉ 1 màu để bạn soi điểm chết trên màn hình

3. Những lỗi màn hình có thể gặp

– Lỗi chết điểm ảnh

Lỗi chết điểm ảnh là một vùngmột chấm nhỏ màu trên màn hình laptop, điện thoại mà màu sắc không hiển thị được. Lỗi chết điểm ảnh thường là lỗi do quá trình sản xuất của hãng. Vì vậy, các hãng thường có quy định bảo hành riêng về lỗi chết điểm ảnh, hãng đưa ra các tiêu chuẩn điểm chết chấp nhận được trên màn hình laptop, ví dụ như laptop DELL quy định số điểm chết trên thiết bị của hãng được phép là 5-6 chấm, nếu quá con số này thì người dùng được đổi sản phẩm mới.

Vì vậy, việc tìm hiểu các quy định riêng này từng hãng và kiểm tra màn hình laptop trước khi mua nhé.

– Lỗi màn hình bị bóng mờ

Lỗi màn hình bị bóng mờ là lỗi hiển thị sai màu vĩnh viễn ở màn hình Amoled, đem lại trải nghiệm không tốt cho người dùng khi sử dụng sản phẩm.

– Lỗi màn hình bị sọc

Lỗi màn hình bị sọc là một lỗi phổ biến thường gặp trên màn hình laptop, điện thoại. Lỗi sọc màn hình có do nhiều nguyên nhân khác nhau như hỏng VGA, hỏng màn hình, hỏng cáp, xung đột phần mềm, do driver không tương thích để khắc phục được lỗi màn hình, bạn cần xác định được nguyên nhân lỗi do đâu.

 

Email us

Zalo

0973956316